Đau đầu buồn nôn ở trẻ em có nguy hiểm không và điều mẹ cần làm

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng gặp phải các triệu chứng bệnh như đau đầu, buồn nôn. Đau đầu buồn nôn ở trẻ em báo hiệu bệnh lý gì và mẹ cần phải làm gì để giúp bé khỏe mạnh. Dao Healthy sẽ mang đến cho mẹ những thông tin, kinh nghiệm về vấn đề này.

Đau đầu, buồn nôn ở trẻ – dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Trẻ em sức đề kháng còn trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện nên thường mắc các bệnh như sâu răng, viêm mũi xoang, viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa… Những bệnh lý này có thể là một trong những nguyên nhân gây nên triệu chứng đau đầu, buồn nôn gây khó chịu, mệt mỏi cho trẻ nhỏ.

Trẻ bị sốt có thể bị đau đầu, buồn nôn

Các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác như viêm não, viêm màng não cũng gây nên những cơn đau đầu dữ dội, nôn ói, rối loạn tri giác kèm sốt cao cho trẻ nhỏ. Đây cũng là căn bệnh gây tỷ lệ tử vong cao hoặc đời sống thực vật cho trẻ nhỏ nên ba mẹ phải đặc biệt chú ý đến vấn đề vacxin phòng bệnh cho trẻ.

Đau đầu buồn nôn ở trẻ em bị chấn thương vùng đầu do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt tương đối phổ biến. Do đó, ngay khi bé bị ngã hoặc va đập mạnh ở vùng đầu, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám tình trạng và điều trị hiệu quả.

Yếu tố cảm xúc ít nhiều cũng chi phối đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Những căng thẳng, lo âu, buồn phiền cũng khiến một số bé cảm giác cơn đau đầu rõ rệt.
Ngoài ra, yếu tố di truyền với những cơn đau nửa đầu cũng là nguyên nhân gây nên triệu chứng đau đầu, buồn nôn ở trẻ em.

Cần làm gì khi trẻ bị đau đầu, buồn nôn

Đau đầu buồn nôn ở trẻ em cũng là dấu hiệu báo trước của những cơn sốt cao do nhiễm lạnh, cảm nắng, nhiễm trùng đường hô hấp… Do đó, việc đầu tiên mẹ cần làm là cặp nhiệt độ cho con.
Nếu bé không sốt, mẹ nên động viên bé nằm xuống nghỉ ngơi với tư thế gối đầu hơi cao. Phương pháp này rất hiệu quả với những cơn đau đầu do yếu tố cảm xúc hoặc học tập căng thẳng.

Cần đo nhiệt độ khi trẻ có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn

Nếu bé đau đầu, buồn nôn, kèm sốt cao 38-39 độ, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt tại nhà. Sau ba ngày mà tình trạng sốt không cải thiện, bé mệt mỏi, co giật, thị lực giảm sút, nôn ói nhiều… mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, điều trị.

Nếu đau đầu buồn nôn ở trẻ em sau ngã, va đập vùng đầu, mẹ tuyệt đối không chủ quan mà phải đưa bé đến cơ sở y tế có thiết bị thăm khám hiện đại như máy chụp cắt lớp, cộng hưởng từ…, đề phòng những tổn thương nặng trong não để lại di chứng cho sự phát triển cơ thể, trí tuệ của bé sau này.

Những cách phòng tránh đau đầu, buồn nôn ở trẻ em

Mẹ cần chuẩn bị những loại thuốc cơ bản trong nhà như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau đầu để hỗ trợ cho bé khi cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn do sốt, cảm lạnh.

Để phòng chống đau đầu, buồn nôn ở trẻ em, mẹ cần duy trì cho bé những thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Tập cho bé đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya. Không nên cho bé xem các chương trình hoạt hình, chơi điện tử trong thời gian dài trên 8 tiếng/ngày. Điều này sẽ giúp thần kinh của bé bớt căng thẳng, giảm các cơn đau đầu, phòng tránh các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị…

Cho trẻ rèn luyện thể thao ngoài trời

Để cơ thể bé khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tránh ốm vặt, hấp thụ thức ăn tốt hơn, hạn chế các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… gây tình trạng đau đầu buồn nôn ở trẻ em, mẹ nên cho bé tập luyện các môn thể thao như đạp xe, chơi cầu lông, bóng đá…, tham gia hoạt động dã ngoại, vui chơi ngoài trời…

Mẹ cũng cần quan tâm đến khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng cho cơ thể bé để chống lại bệnh tật. Thực đơn ăn hằng ngày cần đầy đủ các chất béo, chất đạm, vitamin, khoáng chất… đảm bảo cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao, trí tuệ…

Mẹ tuyệt đối không cho bé sử dụng các đồ ăn, thức uống có chất kích thích thần kinh như rượu, bia, cafe, hạn chế cho bé sử dụng đồ uống có ga, đồ ăn liền như xúc xích, thịt hộp… để bảo vệ đường tiêu hóa, nguy cơ ngộ độc thức ăn khiến bé bị đau đầu, nôn ói…

Không nên gây tâm lý căng thẳng, áp lực qua việc thúc ép học hành hoặc mắng mỏ nặng nề về các vấn đề xung quanh để hạn chế các cơn đau đầu, buồn nôn bất chợt. Mẹ có thể tâm sự, chuyện trò cùng con về mọi vấn đề thắc mắc trong cuộc sống để bé an tâm, tin tưởng và hướng cho con những suy nghĩ, hành động đúng đắn.

Đau đầu buồn nôn ở trẻ em sẽ không nguy hiểm nếu mẹ nhận biết được các bệnh lý liên quan, có phương pháp phòng tránh và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đối với phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh thì lá tắm của người Dao là nước tắm thảo dược giúp thư giãn cơ thể, diệt khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch tốt, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Tham khảo Phụ nữ sau sinh nên tắm bằng gì để thư giãn cơ thể.

 

5/5 - (1 bình chọn)

    Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn

    Bài viết liên quanXem tất cả

    Chưa có bình luận nào !!!