Trong thời gian qua có không ít bệnh nhân thắc mắc về việc thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, có nên tập thể dục thường xuyên không? Đi bộ là một trong những hình thức vận động, tập luyện thường ngày đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tập. Để giải đáp những vấn đề thắc mắc này, bệnh nhân hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, tập thể dục nói chung và đi bộ nói riêng vẫn nên là một phần trong lối sống của bạn. Với người bị thoái hóa khớp gối, việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Cái thiện khả năng của sụn khớp giúp khớp gối luôn linh động và hoạt động trơn tru
- Tăng cường tiết dịch khớp, từ đó giảm tình trạng khô khớp, đau khớp
- Bổ sung sức mạnh cơ bắp ở chân, hông. Cơ bắp khỏe hơn có thể gánh trọng lượng cơ thể của bạn tốt hơn, nhờ đó giảm bớt một số gánh nặng cho các khớp.
- Giúp giảm cân ở người béo phì. Cân nặng là một vấn đề rất quan trọng với người bị thoái hóa khớp gối, bạn càng thừa nhiều cân, áp lực lên khớp gối lại càng lớn.
- Nâng cao sức đề kháng, sức khỏe toàn cơ thể.
- Giúp tinh thần thoải mái, giảm lo lắng, trầm cảm và tâm trạng tiêu cực
Vậy nên thường xuyên đi bộ hằng ngày là một thói quen an toàn và tốt cho người bị thoái hóa khớp gối.
Tham khảo : Sữa Non Xương Khớp Diasure Canxi – Cải thiện toàn diện hệ xương khớp
Cách đi bộ an toàn cho người bị thoái hóa khớp gối
Chuẩn bị trước khi đi bộ
- Mang giày đi bộ có đế mềm, gót giày chắc chắn và hỗ trợ tốt vòm chân.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất vải thấm hút mồ hôi tốt.
- Nên mang theo một chai nước lọc đi cùng.
- Nên chạy vào sáng sớm hoặc chiều tà lúc trời mát.
☛ Chọn địa hình thích hợp.
Bạn nên chọn một bề mặt bằng phẳng để đi bộ, một địa điểm đẹp gần nhà bạn, trong công viên, bờ hồ…. Trước khi đi bộ, bạn nên thực hiện một vài động tác kéo giãn nhẹ các cơ và làm nóng các cơ thể. Điều này giúp hạn chế chấn thương và đặc biệt có lợi với những người bị cứng đầu gối do thoái hóa khớp.
Kiểm soát tốc độ đi bộ bằng cách kiểm tra nhịp tim
Để việc đi bộ đem lại các lợi ích sức khỏe như mong đợi, nhịp tim trong lúc tập luyện nên dao động 1/2 nhịp tim tối đa. Bệnh nhân có thể sử dụng thiết bị chuyên dụng để đo nhịp tim hoặc đo bằng cách thủ công với các bước dưới đây:
- Bước 1 : Dùng hai ngón tay ấn vào mạch máu chỗ cổ tay
- Bước 2 : Đếm nhịp đập của mạch trong 30 giây
- Bước 3 : Nhân đôi kết quả trên sẽ cho ra nhịp tim hiện tại
Bắt buộc khởi động trước khi tập luyện
Thực hiện các động tác giãn cơ nhẹ trong khoảng 5 – 10 phút trước khi đi bộ sẽ giúp làm nóng cơ thể và quen với nhịp độ vận động. Ngoài ra, người bị thoái hóa khớp gối còn có thể áp dụng quy trình luyện tập như sau:
- Đi bộ chậm trong 5 phút đầu rồi bắt đầu tăng tốc dần
- Sau khi kết thúc tập luyện, tiếp tục đi bộ chậm trong 5 phút để hạ nhiệt
Bên cạnh đó, một số mẹo nhỏ dưới đây cũng sẽ góp phần ngăn ngừa chấn thương, bao gồm:
- Nhìn thẳng về phía trước khi đi bộ, nên đi cùng 2-3 người nữa
- Nếu được, hãy đánh tay khi đi bộ
- Sải chân vừa phải, không cần phải bước quá dài
Dừng lại khi cảm thấy đau gối
Khi mới bắt đầu đi bộ, bệnh nhân có thể bị đau gối trong vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ cải thiện nhanh chóng vào những ngày tiếp theo. Mặt khác, nếu có bất kỳ dấu hiệu chấn thương nào như đầu gối đau buốt, sưng đỏ… người bệnh cần lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Đi bộ rất có lợi cho sức khỏe nói chung và người thị thoái hóa khớp gối nói riêng. Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp các bệnh nhiên có phương pháp đi bộ phù hợp. Dao Healthy Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt và mau khỏi bệnh !
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !!!