3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của thai nhi. Vì vậy, phụ nữ cần trang bị kiến thức, kinh nghiệm về cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu tránh các nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, giúp bé yêu khỏe mạnh, phát triển bình thường để chào đời thuận lợi.
3 tháng đầu thai kỳ – những điều mẹ cần biết
Mẹ bầu luôn phải cẩn thận và không được chủ quan trong 3 tháng đầu thai kỳ vì đây là giai đoạn cấu tạo nên các giác quan, hình dạng cơ thể của thai nhi. Thai nhi trong bụng phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn như dị tật bẩm sinh, suy thai, thai chết lưu, sốt cao… Vì vậy, mẹ bầu cần phải nhận biết các dấu hiệu đe dọa đến sự sống còn của thai nhi như đau bụng, ra máu âm đạo bất thường… Mẹ bầu thường xuyên phải kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của thai nhi sau khoảng 1 – 2 tuần trong 3 tháng đầu.
Bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ thường ốm nghén
Ốm nghén cũng là vấn đề cần lưu ý trong cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu. Dấu hiệu ốm nghén của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không giống nhau, đa số sẽ có cảm giác buồn nôn, nôn khan, sợ mùi vị thức ăn, ngủ kém do sự thay đổi của các hoocmon trong cơ thể, người mệt mỏi, ì ạch… Đừng lo vì đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể khi thụ thai.
Để hạn chế tỷ lệ thai nhi tử vong trong 3 tháng đầu, phụ nữ cần nắm rõ thời điểm mang thai thích hợp. Thời gian giữa hai lần sinh nở gần nhau, dày khít khoảng 6 tháng thì nguy cơ đẻ non rất cao. Do đó, với những phụ nữ sau sinh con đầu lòng thì ít nhất 24 tháng sau mới nên mang thai để đảm bảo sức khỏe sinh sản. Đây là khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới đối với phụ nữ mong muốn làm mẹ. Việc sinh con nên diễn ra sớm trước 30 tuổi để tránh việc sinh khó và nguy cơ biến chứng trong mang thai. Những người lần đầu tiên làm mẹ có thể tham khảo Dấu hiệu chuyển dạ con so cho lần đầu tiên làm mẹ.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu thai kỳ là tiền đề cho sự phát triển về cấu trúc cơ thể, cân nặng của thai nhi. Dù ốm nghén hay không thì trong cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu vẫn phải bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho thai nhi, đảm bảo sự phát triển hoàn thiện, giảm các nguy cơ suy thai, dị tật bẩm sinh.
Vitamin B9 (Axit folic): Mẹ bầu cần bổ sung 400 IU axit folic/ngày liên tục trong 3 tháng đầu thai kỳ để giúp cho quá trình hình thành hệ thần kinh diễn ra hoàn thiện, bình thường, tránh dị tật ống thần kinh. Ngoài dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ hấp thụ vitamin B9, mẹ có thể chế biến cải bó xôi, bông cải xanh trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu.
Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi 3 tháng đầu
Sắt: Máu là nguồn dẫn truyền dinh dưỡng chủ yếu nuôi lớn thai nhi. Do đó, mẹ bầu phải tích cực bổ sung chất sắt để tránh thiếu máu trong những tháng đầu thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu là tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt heo, thịt gà, các loại hoa quả chứa vitamin C như cam, táo…
Canxi: Canxi là nhân tố quyết định sự hình thành vững chắc của hệ cơ xương khớp. Việc bổ sung canxi sẽ quyết định chiều dài của thai nhi sau lọt lòng và sự phát triển về chiều cao sau này. Để thai nhi đạt chuẩn chiều dài 50cm khi chào đời, mẹ cần bổ sung canxi ngay từ những tháng đầu thai kì. Việc hấp thụ canxi và vitamin rất cần thiết để giúp bé yêu hoàn thiện các cơ quan. Mẹ nên chọn các thực phẩm như sữa tươi, trứng, phomai…để tăng cường canxi và vitamin D cho cơ thể và thai nhi.
Cải thiện giấc ngủ của bà bầu
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ cần chú trọng cải thiện giấc ngủ. Mẹ bầu giai đoạn này gặp phải những biến đổi lớn về nội tiết trong cơ thể nên khó có thể ngủ ngon giấc. Nhiều bà bầu trằn trọc suốt đêm, ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc thường ngày và sức khỏe của thai nhi.
Để có một giấc ngủ thoải mái hơn với sự biến đổi ở phần bụng, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái, đỡ bụng bằng một chiếc gối thật êm. Tư thế này không chỉ giúp mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ mà còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Hạn chế sự đầy hơi qua các thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán cũng là cách giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ.
Bài tập vận động nhẹ nhàng
Tránh các hoạt động mạnh, công việc nặng, suy nghĩ áp lực để hạn chế các nguy cơ động thai, sảy thai là điều cần lưu ý trong cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ.
Mẹ bầu có thể vận động nhẹ để thư giãn cơ thể, hạn chế stress từ công việc bằng cách đi bộ 15 – 20 phút mỗi ngày. Bơi lội thư giãn cơ thể cùng làn nước mát cũng là lựa chọn hay cho sức khỏe dẻo dai, tâm thế thoải mái chào đón bé yêu.
Trên đây là cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu Dao Healthy muốn chia sẻ để các mẹ bầu chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho bản thân và thai nhi sắp chào đời. Để có thể chất và tinh thần thoải mái cho việc sinh nở, mẹ bầu có thể tắm và thư giãn cùng lá tắm của người Dao đến từ Dao Healthy.
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !!!