7 Cách Trị Vảy Nến Tại Nhà Theo Dân Gian

Mẹo chũa vảy nến bằng lá lốt

Vảy nến thường biểu hiện dưới dạng những mảng da màu đỏ, tróc vảy ở bề mặt, giới hạn rất rõ với vùng da xung quanh. Vị trí bất kỳ trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là da đầu, cùi chỏ, đầu gối.. Đây là căn bệnh mãn tính của hệ miễn dịch có thể từ nhẹ đến nặng. Giống như hầu hết các bệnh mãn tính, bệnh vẩy nến có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác như viêm khớp vẩy nến, bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Với tình hình phát triển chung của y học hiện đại, hiện nay có rất nhiều việc lựa chọn và điều trị bệnh vảy nến. Trong đó phải kể đến sự phát triển của Đông y, tây y nhưng làm sao để ứng dụng các phương pháp này hiệu quả giúp bạn có thể sống tốt với bệnh vẩy nến. Bắt đầu bằng cách tìm hiểu các phương pháp chữa bệnh vẩy nến và khám phá căn nguyên của bệnh.

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt

Trong Đông y, vẩy nến có tính ấm, tác dụng tiêu độc. Lá lốt giúp chống lại quá trình oxy hóa dưới da cũng như ngăn chặn nhiễm khuẩn do các tổn thương trên bề mặt da, trong đó có bệnh vẩy nến dạng nhẹ.

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá, rễ hoặc thân cây lá lốt, 1 muỗng muối biển hạt to.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá lốt rồi vò nát và dùng nguyên liệu này nấu với nước. Để nước sôi khoảng 15 phút thì tắt lửa và để cho nguội bớt. Dùng nước nấu lá lốt còn ấm để ngâm rửa vùng da bị tổn thương và giảm các triệu chứng khó chịu do vẩy nến gây ra. Kiên trì thực hiện phương pháp này 2 lần/tuần kết hợp với thuốc đặc trị nội khoa sẽ mang lại tác dụng điều trị tốt hơn.
Mẹo chũa vảy nến bằng lá lốt
 Lá lốt giúp chống lại quá trình oxy hóa dưới da cũng như ngăn chặn nhiễm khuẩn

Chữa vảy nến đơn giản với cây muồng trầu

Trong dân gian, muồng trâu được xem như một loại dược liệu có vị đắng, tính mát, tác dụng giải nhiệt tốt, nhuận tràng và có khả năng sát khuẩn, trừ viêm. Dựa trên những đặc tính hữu hiệu này mà cây muồng trâu còn được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác như mụn, nhọt, táo bón, vẩy nến, nóng trong người,…

  • Chuẩn bị 100g lá non và ngọn của muồng trâu
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước sau đó giã nát và ép lấy nước cốt. Dùng tăm bông sạch thấm lên vùng da bị vẩy nến và để hỗn hợp trên da khoảng 20 phút. Sau đó nhẹ nhàng vệ sinh vết thương và để da khô thoáng. Thực hiện phương pháp này khoảng 2-3 lần/tuần.
Chữa vảy nến bằng là muồng trâu
Muồng trâu còn được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác như mụn, nhọt, táo bón, vẩy nến..

Chữa bệnh vảy nến hiệu quả với dầu dừa

Gốc axit béo tự nhiên có trong dầu dừa có tác dụng nuôi dưỡng và tái tạo làn da sau tổn thương. Bên cạnh đó, dầu dừa còn kích thích sản sinh các hormon giúp chống chọi với các tác nhân gây hại.

  • Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Vệ sinh vùng da bị vẩy nến, sau đó thấm khô da. Dùng 1 lượng dầu dừa vừa đủ để thoa lên vùng da bị bệnh. Thư giãn khoảng 15-20 phút thì vệ sinh da bằng nước ấm để loại bỏ các bã nhờn trên da.

Thử ngay cách chữa vẩy nến bằng lá trầu không

Lá trầu không có chứa hơn 10% tinh dầu, nước cùng các khoáng chất tự nhiên như là kẽm, canxi, alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol, tanin cùng nhiều vitamin, các axit amin,…Đây là lượng kháng sinh mạnh có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, viêm nhiễm rất tốt.

  • Nguyên liệu cần có: 15 lá trầu không, 3 nắm lá rau răm. 15 lá bèo hoa dâu, 1 nắm nhỏ muối biển hạt to.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi đem đun sôi với 2-3 lít nước và nấu khoảng 15 phút thì tắt bếp. Sau đó bạn có thể dùng nước này để uống kết hợp ngâm rửa vết thương khi nước còn ấm. Ngoài ra, người bệnh có thể tận dụng luôn phần bã để giã lấy nước và thoa lên vùng da bị vẩy nến, chà nhẹ nhàng để lấy đi lớp da thừa trên bề mặt.
Chữa vảy nến bằng lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, viêm nhiễm rất tốt.

Mách nhỏ cách chữa vẩy nến bằng nha đam

Các khoáng chất tự nhiên trong nha đam có tác dụng lấy đi phần da thừa nhẹ nhàng, đồng thời giúp bổ sung dưỡng chất và tái tạo làn da từ sâu bên trong.

  • Chuẩn bị: 1 lá nha đam cỡ vừa, 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Thực hiện: Gọt bỏ phần vỏ bên ngoài của nha đam rồi làm sạch phần nhựa. Xay nhuyễn nha đam rồi trộn với mật ong nguyên chất để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh và để cho da hấp thu. Khoảng 20 phút sau thì rửa sạch và để da khô thoáng.

Mẹo chữa bệnh vảy nến bằng tỏi

Tỏi có chứa lượng lớn saponin và một số hoạt chất kháng viêm với tác dụng diệt khuẩn, hạn chế viêm nhiễm và tổn thương.

  • Nguyên liệu: Tỏi, hẹ với lượng vừa đủ
  • Thực hiện: Bóc sạch tỏi, sau đó cho vào chung với hẹ và giã nát nhuyễn và sấy cho ấm. Vệ sinh vùng da bị tổn thương sau đó dùng hỗn hợp này lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện cách này khoảng 2-3 lần/tuần.

Lá ớt chữa bệnh vảy nến

Bài thuốc này còn được sử dụng để làm giảm triệu chứng á sừng, vẩy nến rất hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ớt, tinh ngà cao từ cây tre, lá sống đời, thiên niên kiện.
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi và nấu lấy nước để uống thay nước lọc. Kiên trì thực hiện cách này khoảng 3 ngày thì sẽ thấy những triệu chứng vẩy nến giảm hẳn.

Nếu đã áp dụng các cách trị bệnh vảy nến tại nhà bằng các dược liệu dân gian mà vẫn không thấy chuyển biến, bạn nên tham khảo thêm bộ sản phẩm Damos. Bộ sản phẩm Damos là giải pháp số 1 đẩy lùi tận gốc các vấn đề về da như : viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng, hắc lào…Damos là sự kết hợp hoàn hảo giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, với các thành phần thảo mộc thiên nhiên vô cùng an toàn, lành tính và ko có tác dụng phụ.

 

 

Đánh giá bài viết

    Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn

    Bài viết liên quanXem tất cả

    Chưa có bình luận nào !!!