Trẻ bị rộp lưỡi là dấu hiệu của bệnh gì?

Những căn bệnh liên quan đến khoang miệng sẽ là trở ngại ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Khi trẻ bị rộp lưỡi sẽ có triệu chứng như thế nào và đó là dấu hiệu của căn bệnh gì? Dao Healthy sẽ giúp ba mẹ phân biệt bệnh rộp lưỡi ở trẻ nhỏ và cách chữa trị hiệu quả tại nhà.

Nguyên nhân trẻ bị rộp lưỡi

Rộp lưỡi ở trẻ nhỏ là tình trạng lưỡi phồng rộp, xuất hiện những chấm nhỏ đỏ li ti dưới lớp mảng bám màu trắng bám chặt lên bề mặt lưỡi. Các vết rộp không chỉ dừng ở lưỡi mà còn lây lan trên khoang miệng, môi khiến bé rất khó chịu. Rộp lưỡi làm cho trẻ nhỏ quấy khóc, đau rát, mất vị giác, biếng ăn, thậm trí sụt cân, ốm sốt…

Trẻ bị rộp lưỡi do rất nhiều nguyên nhân như sau:

Trẻ bị nhiệt miệng lưỡi dẫn đến lưỡi bị rộp, nhiều vết sưng phồng đỏ, lở loét… Các nguyên nhân gây ra nhiệt miệng lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sâu răng, viêm chân răng; gan suy yếu, tổn thương làm độc tố asen, chì trong cơ thể tích tụ ở niêm mạc, lưỡi gây nên tình trạng rộp, viêm loét lưỡi miệng; trẻ bị thiếu các chất như sắt, vitamin B, B12, kẽm…

Tình trạng trắng lưỡi, rộp lưỡi ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị rộp lưỡi có thể bắt nguồn từ bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh với dấu hiệu thường thấy là những mảng bám màu trắng đông đặc như sữa bám dính trên lưỡi, niêm mạc, môi của trẻ mà không thể cạy, đánh sạch được. Nếu mẹ cố tình kì cạy, những mảng bám trắng này sẽ lộ ra những vết phồng rộp nhỏ li ti trên lưỡi hoặc vết loét trong khoang miệng.

Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, ba mẹ không vệ sinh sạch sẽ lưỡi, khoang miệng, nướu cho bé thì nguy cơ bị tưa lưỡi rất cao. Bệnh tưa lưỡi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, lây lan xuống thanh quản, thực quản, khí quản, phổi… nếu do nấm lưỡi gây ra mà không được chữa trị kịp thời, hiệu quả. Trẻ có thể bị ốm sốt kéo dài, lười ăn, bỏ bữa, dẫn đến suy giảm sức đề kháng, rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ.

Bạn có thể đọc thêm dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi, trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh qua bài viết Cách chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà.

Ba mẹ nên làm gì khi bé bị rộp lưỡi?

Nếu bé bị rộp lưỡi do nhiệt miệng, tưa lưỡi thông thường không phải do vi khuẩn, nấm miệng… Ba mẹ hãy thử áp dụng một số phương thức xử lý nhanh, hiệu quả tình trạng trẻ bị rộp lưỡi tại nhà dưới đây.

Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tính khử trùng, sát khuẩn tốt nhưng không có chất cồn nên rất dễ chịu với làn da nhạy cảm hoặc những vết loét lở cần được sát trùng.

Nếu trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi hoặc nhiệt lưỡi với những vết phồng rộp hoặc chấm đỏ tấy, ba mẹ hãy dùng gạc y tế thấm nước muối sinh lý vệ sinh nướu, lưỡi, môi cho bé mỗi ngày.

Ba mẹ cần rơ lưỡi cho bé mỗi ngày để phòng chống rộp lưỡi

Nước muối sinh lý sẽ tiêu diệt, ngăn chặn vi khuẩn, nấm miệng cư trú, sinh sôi gây bệnh trong khoang miệng của bé rất nhanh chóng. Vì vậy ngay cả khi trẻ không bị rộp lưỡi, ba mẹ vẫn nên vệ sinh khoang miệng cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý khoảng 3 – 4 lần.

Rơ lưỡi cho trẻ bằng lá rau ngót

Đây là cách được nhiều ông bố, bà mẹ rỉ tai chữa cho trẻ bị rộp lưỡi thoát khỏi sự khó chịu, bỏng rát của những vết rộp đỏ, mảng trắng trên lưỡi.
Rau ngót ngọt mát nên trẻ rất dễ tiếp nhận. Mẹ chỉ cần lấy một nắm rửa sạch, nghiền lấy nước và dùng gạc y tế chấm lên lưỡi, vết phồng rộp trên môi, miệng của bé.

Kiên trì rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót từ 3 – 4 lần/ ngày, chỉ sau 3 – 5 ngày, mẹ sẽ thấy hiện tượng trắng lưỡi, rộp lưỡi biến mất, trẻ không còn quấy khóc và ăn ngon miệng trở lại.

Rơ lưỡi cho bé bằng lá trà xanh

Bên cạnh lá tắm của người Dao dành cho phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh thì lá trà xanh với tính thanh nhiệt, giải độc, chống lão hóa cũng thường được sử dụng để vệ sinh cơ thể mẹ và bé.

Trẻ bị rộp lưỡi có thể dùng nước lá trà xanh đun sôi để nguội rơ lưỡi mỗi ngày. Trà xanh sẽ làm cho những vết phồng rộp, nhiệt lưỡi đỡ sưng tấy, đồng thời khử các vi khuẩn, nấm miệng ký sinh gây trắng lưỡi, đau rát.

Dinh dưỡng cho bé đầy đủ dưỡng chất

Rộp lưỡi do nhiệt miệng, tưa lưỡi, nấm miệng… mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé. Mẹ nên tăng cường các đồ ăn uống từ rau củ quả tươi mát. Lưu ý nên xay nhuyễn, nấu nhừ rau củ quả để trẻ dễ ăn uống và dễ tiêu hóa.

Nếu thử áp dụng các phương pháp rơ lưỡi ở trên trong khoảng 5 – 7 ngày mà tình trạng rộp lưỡi, trắng lưỡi của trẻ không cải thiện. Khoang miệng xuất hiện nhiều vết loét sâu, tấy đỏ, lưỡi phồng đỏ, đau rát, trẻ quấy khóc, ăn kém, ốm sốt nhiều ngày… ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn cách dùng thuốc.

Như vậy, để phòng ngừa và ngăn chặn trẻ bị rộp lưỡi, các bệnh do vi khuẩn, nấm miệng… ba mẹ nên vệ sinh khoang miệng cho bé hằng ngày thật sạch sẽ. Việc tắm rửa sạch sẽ cho mẹ và bé từ lá tắm của người Dao có tại Dao Healthy cũng là cách tốt để nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho mẹ và bé.

 

Đánh giá bài viết

    Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn

    Bài viết liên quanXem tất cả

    Chưa có bình luận nào !!!